4 đặc trưng quan trọng trong diễn tập quân sự của Quân đội Mỹ

T

rong những năm gần đây, Mỹ đã tăng cường tổ chức diễn tập quân sự, hằng năm, Quân đội Mỹ tổ chức hàng trăm cuộc diễn tập với quy mô và hình thức khác nhau, hình thức diễn tập ngày càng phong phú đa dạng, quy mô diễn tập ngày càng lớn, từ diễn tập binh chủng hợp thành tới diễn tập song phương và đa phương, từ diễn tập mô phỏng đến diễn tập thực binh… riêng Bộ tư lệnh khu vực chiến trường Thái Bình Dương của Quân đội Mỹ đã tiến hành hơn 300 cuộc diễn tập quân sự ở các qui mô khác nhau. Nhìn góc độ quân sự, có  thể  thấy diễn tập quân sự của Mỹ nổi lên các đặc trưng chủ yếu sau:

Một là, diễn tập quân sự phục vụ đắc lực cho chiến lược quân sự của Mỹ:Chiến lược quân sự là cương lĩnh chung xác định mục tiêu nhiệm vụ chiến lược  trong từng thời kỳ khác nhau, việc tổ chức các cuộc diễn tập quân sự  là nhằm phục vụ cho việc thực hiện chiến lược quân sự. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, để đạt được chiến lược quân sự khống chế châu Âu, ngăn chặn Liên Xô, Mỹ ®ã thiết lập các căn cứ huấn luyện chuyên dùng cho diễn tập ở Tây Đức và I-ta-li-a…. định kỳ tổ chức diễn tập quân sự với các tưởng định đối kháng với các nước Hiệp ước Vácsava, với qui mô lớn và số tần số  diễn tập nhiều đến mức ít thấy trong lịch sử. Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 và Hiệp ước Vacsava tan rã, Mỹ đã tiến hành điều chỉnh chiến lược quân sự, mục tiêu đề ra là phải tiến hành đồng thời 2 cuộc chiến tranh khu vực ở Trung Đông và Đông ¸. Để đánh thắng chiến tranh cục bộ ở khu vực Trung Đông, Quân đội Mỹ đã thiết lập nhiều căn cứ diễn tập quân sự tại Trung Đông, định kỳ hoặc không định kỳ phối hợp diễn tập quân sự với các nước đồng minh hoặc thân Mỹ như Ixraen, Cô-oét và Ai-cập, đối thủ trực tiếp của diễn tập là quân đội I-rắc. Thông qua nhiều lần diễn tập quân sự mang tính đối kháng sát với thực tế chiến đấu, Mỹ đã nắm chắc số lượng, phương tiÖn, tính chất cũng như tình hình phòng thủ của các mục tiêu chiến lược quân sự quan trọng của I-rắc, có đủ thời gian để điều chỉnh công tác phối hợp  hiệp đồng với lực lượng tham chiến và vũ khí trang bị của quân đội các nước đồng minh. Do đó, các chiến dịch “Lá chắn sa mạc”, “Thanh kiếm sa mạc” và “Bão táp sa mạc” đã diễn ra như kịch bản diễn tập của Mỹ. Để giành chiến  thắng trong  cuộc chiến tranh cục bộ ở khu vực Đông Á, Quân đội Mỹ đã khai thác triệt để các căn cứ quân sự  tại Nhật và Hàn Quốc. Hằng năm, tổ chức nhiều cuộc diễn tập qui mô lớn, với tưởng định diễn tập là Quân đội Bắc Triều Tiên và Nga. Nhằm thực hiện chiến lược ngăn chặn Trung Quốc, gần đây, Mỹ đã phối hợp tổ chức nhiều cuộc diễn tập quân sự với các nước láng giềng của Trung Quốc như Nhật và Hàn Quốc, một số  nước Đông Nam Á, Nam Á và Trung Á. 

Hai là, chú trọng tác chiến liên quân, mang tính liên hợp rộng rãi: Thực tế các cuộc chiến tranh và xung đột cục bộ vừa qua cho thấy, lực lượng Mỹ phải tác chiến ở các chiến trường xa lãnh thổ nước Mỹ, các cuộc chiến tranh có thể liên quan đến nhiều nước; nếu chỉ dựa vào lực lượng của một quân chủng, Mỹ không thể đánh thắng cuộc chiến tranh cục bộ công nghệ cao, do đó phải tiến hành tác chiến liên hợp Hải – Lục – không quân, đồng thời, phải phối hợp và dựa vào sự chi viện của quân đội các nước đồng minh để tiến hành tác chiến liên quân. Hằng năm, Quân đội Mỹ tổ chức từ 60- 80 cuộc diễn tập cấp khu vực chiến trường. Quân đội Mỹ đã thành lập Uỷ ban chỉ đạo sẵn sàng chiến đấu có sự tham gia của các quân chủng  trực thuộc Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân để tiến hành chỉ đạo diễn tập quân sự, đồng thời đánh giá hiệu quả diễn tập, khảo nghiệm tính chính xác của tư tưởng chỉ đạo tác chiến, nguyên tắc vận dụng và phương pháp, phương thức tác chiến. Mỹ cũng tăng cường phối hợp diễn tập quân sự liên quân với quân đội của các nước đồng minh và các nước thân thiện, bao gồm các nước ở châu Âu, châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông, Bắc Phi và khu vực Nam Mỹ, tổng số lên tới hơn 60 nước. Ở khu vực châu Á, hµng năm Mỹ thường xuyên phối hợp tổ chức các cuộc diễn tập quân sự với Hàn Quốc, Nhật, Ôxtrâylia, Thái Lan, Xingapo, Philippin và gần đây là Ấn Độ và một số nước khác. Từ năm 1994 đến nay, Mỹ và Hàn Quốc thường niên phối hợp các cuộc diễn tập quân sự mang tên RSOI và Foal Eagle (Đại bàng con) với tưởng định xảy ra cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Hằng năm, Mỹ và  Thái Lan đều tổ chức cuộc diễn tập lớn nhất trong khi vực mang tên “Cobra Gold” (Hổ mang vàng), gần đây, cuộc diễn tập này đã mở rộng thành phần với sự tham gia của quân đội Xingapo, Philippin, Malaixia… và các nước khác với tư cách là quan sát viên… Ngoài ra, Mỹ còn phối hợp với Philippin tổ chức diễn tập mang mật danh “Talon Vision”, diễn tập với Bru-nây mang tên CARAT…

Ba là, kiểm chứng kỹ – chiến thuật: Quân đội Mỹ cho rằng, một trong những mục đích của diễn tập quân sự là kiểm chứng kỹ – chiến thuật nhằm nâng cao sức chiến đấu của quân nhân và phân độii; đó là sự hợp thành hữu cơ giữa con người, vũ khí trang bị và chiến thuật, chiến lược. Mối quan hệ hợp thành này chủ yếu nhằm:

Kiểm chứng hiệu quả sử dụng của vũ khí trang bị công nghệ cao. Do huấn luyện quân sự trong thời bình chủ yếu là huấn luyện sử dụng vũ khí của binh chủng hoặc quân chủng  riêng biệt, hoặc huấn luyện một loại kỹ thuật, không thể kiểm chứng, đánh giá hiệu quả tổng  thể của vũ khí trang bị công nghệ cao. Vì vậy, phải tiến hành diễn tập quân sự qui mô lớn, kết hợp vũ khí trang bị của các quân binh chủng để kiểm nghiệm hiệu quả tổng thể của chúng. Ví dụ, Không quân Mỹ thường xuyên tổ chức diễn tập quân sự đánh đòn chính xác tầm xa của máy bay ném bom tàng hình B-2 cùng với các máy bay bảo đảm chi viện như máy bay tiếp dầu trên không, các thiết bị vũ trụ như vệ tinh… hiệp đồng chặt chẽ, nâng cao hiệu quả của các cuộc tiến công đường không. Ngoài ra, các máy bay không người lái thế hệ mới, tên lửa hành trình, bom có điều khiển chính xác cũng như các loại trang bị  số hóa thường xuyên được sử dụng trong các cuộc diễn tập quân sự. Cũng thông qua diễn tập quân sự, Mỹ đã tiến hành kiểm nghiệm, cải tiến và nâng cao tính năng của các loại vũ khí trang bị.

Kiểm chứng lý luận quân sự.  Muốn phát huy được tính năng của vũ khí trang bị kỹ thuật phải tiến hành thử nghiệm đánh giá nhiều lần, phát hiện nhược điểm của vũ khí trang bị để khắc phục cho phù hợp với chiến thuật mới.Tuy nhiên, do tính chất không thể  thực nghiệm của thực tế chiến tranh, nên việc kiểm chứng lý luận quân sự phải dựa vào diễn tập quân sự. Thông qua các cuộc diễn tập, Mỹ đã tiến hành đánh giá thử nghiệm và nâng cao tính năng kỹ – chiến thuật, làm cho sự vận dụng chiến thuật, chiến lược ngày càng hợp lý, vừa  đạt mục đích rèn luyện bộ đội, vừa kiểm chứng được các tính năng kỹ – chiến thuật, của vũ khí trang bị.

Bốn là, thông qua diễn tập để phô trương sức mạnh và răn đe nước khác: Một trong những mục đích của các cuộc diễn tập quân sự của Mỹ  là thông qua  diễn tập để phô trương sức mạnh nhằm mục tiêu vào các nước thù địch, lợi dụng diễn tập để duy trì áp lực quân sự đối với các nước khác. Ví dụ, trong đêm trước khi nổ ra chiến tranh Vùng Vịnh (1991), Quân đội Mỹ đã tổ chức nhiều cuộc diễn tập liên quân nhằm mục đích uy hiếp lực lượng của I-rắc, với ý đồ thông qua các tuyên bố của chính phủ và diễn tập quân sự buộc I-rắc phải rút quân khỏi Cô-oét. Sau sự kiện 11.9.2001, trước mối đe doạ nghiêm trọng của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, Mỹ đã tổ chức nhiều cuộc diễn tập trong nước với sự tham gia của cả lực lượng quân sự và dân sự, đồng thời tăng cường phối hợp với các nước khác tổ chức các cuộc diễn tập nhằm nâng cao trình độ cho các lực lượng chống khủng bố của Mỹ và các nước khác, đồng thời răn đe các hành động của chủ nghĩa khủng bố quốc tế./.

    Nguyễn Văn Minh

 

Diễn biến giai đoạn cuối của chiến dịch "...

Diễn biến giai đoạn cuối của chiến dịch “Cái Vòng” (10-1 đến 2-2-1943), Phương diện quân Sông Đông (Liên Xô) bao vây và tiêu diệt Tập đoàn quân 6 (Đức Quốc xã) (Photo credit: Wikipedia)

 

 

 

 

Bình luận về bài viết này